SAN HÔ (CORAL)
Màu sắc
|
Đỏ, hồng, trắng, đen, lam
|
Độ trong suốt
|
Thường trong suốt đến bán trong
|
Màu sắc vết vạch
|
Trắng
|
Chiết suất
|
1,486 – 1,658
|
Độ cứng
|
3-4
|
Lưỡng chiết suất
|
-0,160 đến -0,172
|
Tỷ trọng
|
2,60-2,70
|
Độ tán sắc
|
Không
|
Tính cát khai
|
Không
|
Tính đa sắc
|
Không
|
Vết vỡ
|
Dạng hạt, giòn
|
Tính phát quang
|
Yếu, tím
|
Thành phần hoá học
|
CaCO3, carbonat canxi và chất hữu cơ
|
Phổ hấp thụ
|
Không đặc trưng
|
Hệ tinh thể
|
Hệ ba nghiêng, dạng vi tinh thể
|
|
|
Tên đặt theo tiếng Hy Lạp coral nghĩa là san hô, là bộ khung xương của một loại sinh vật biển có tên coral polyps có hình dạng giống như thực vật và thường sống ở những vùng biển ấm có nhiệt độ từ 13-16oC. Loài sinh vật này thường sống tập trung và tạo thành các dải có kích thước ở độ sâu từ 3-300m. Tuỳ thuộc vào đặc điểm các vùng biển khác nhau mà san hô có màu khác nhau. San hô ở biển Nhật Bản thường có màu hồng, trắng và đỏ. Sa hô ở vùng biển Cameroon thường có màu đen và màu lam. San hô ở biển Địa Trung Hải thường có màu đỏ đậm,...
San hô đỏ trong môi trường tự nhiên
San hô được khai thác nhiều ở các vùng biển Địa Trung Hải, vùng Biển Đỏ, vịnh Biscay, quần đảo Canary, biển Nhật Bản, biển Malaysia, Hawaii,…
Do cấu tạo bởi carbonat canxi nên san hô rất nhạy cảm với axit, nhiệt độ và các dung dịch nhiệt độ cao, do vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản phải hết sức chú ý. Một vấn đề cần lưu tâm nữa là màu của sa hô thường bị nhạt đi khi bị ăn mòn.
Các phương pháp xử lý và tổng hợp: San hô không được tổng hợp, tuy nhiên chúng thường được xử lý màu bằng phương pháp nhuộm.
San hô cũng thường được làm giả bởi thuỷ tinh, sừng, xương động vật hoặc nhiều khi là chất dẻo.
Các loại đá dễ nhầm với san hô: San hô có thể nhầm với ngọc trai (trang), carnelian (trang), rodonit (trang).